Nhiều DN bán lẻ cũng nhanh chóng gia tăng độ “phủ sóng” chuỗi cửa hàng nhằm gia tăng khả năng tiếp cận người tiêu dùng…
Trong khi Saigon Co.op vẫn tiếp tục dẫn đầu về doanh số và số lượng siêu thị bán lẻ thì chuỗi Vinmart+ đang chiếm áp đảo phân khúc siêu thị mini với số lượng cửa hàng nhiều nhất.
Thị trường bán lẻ tại Việt Nam đang trên đà tăng trưởng gần đây đã thu hút được sự quan tâm của những nhà bán lẻ ngoại. Một loạt các nhà bán lẻ nổi tiếng đến từ Nhật Bản, Thái lan, Hàn Quốc và Pháp đã đổ xô vào Việt Nam với hy vọng thâm nhập vào thị trường.
Với sự bùng nổ công nghệ số, các doanh nghiệp bán lẻ đang phát triển các mô hình kinh doanh đa kênh, online và offline.
Công ty TNHH Thực phẩm Saigon Co.op (Co.op Food), đơn vị trực thuộc Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM - Saigon Co.op, vừa khai trương cửa hàng Co.op Food Thanh Đa ở quận Bình Thạnh. Đây là Co.op Food đầu tiên kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu. Việc doanh nghiệp (DN) bán lẻ nhà nước triển khai nhượng quyền đã thu hút sự chú ý của các DN trong ngành và giới chuyên môn.
Theo trang AOL và Mirror, trên thực tế, các nhà kinh doanh đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng trong việc thiết kế và sắp đặt kệ hàng sử dụng tâm lý cảm giác và "kỹ xảo" thông minh để nắm bắt và thay đổi hành vi của người tiêu dùng.
Thị trường Việt Nam được đánh giá là “màu mỡ” cho ngành hàng tiêu dùng nhanh, nhưng doanh nghiệp Việt Nam trong ngành hàng này không giành ngôi 'vương'.
Cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị phần bán lẻ đang diễn ra rất quyết liệt, đầy kịch tính. Dự kiến kênh bán lẻ hiện đại sẽ tăng từ mức 20%/tổng doanh thu thị trường hiện nay lên mức 40% trong vài năm tới.
Bộ phận Nghiên cứu của CBRE vừa công bố báo cáo mới về thị trường bán lẻ khu vực Đông Nam Á cho thấy, các chủ trung tâm thương mại cần phát huy vai trò của họ để đón đầu xu hướng bán lẻ thay đổi nhanh chóng khi người tiêu dùng liên tục chuyển từ các cửa hàng truyền thống sang nền tảng kỹ thuật số.
Kinh doanh nhượng quyền thương mại (franchising) là biểu trưng cho thành công, của kinh tế thị trường được Friedman nhắc đến trong cuốn sách nổi tiếng - Chiếc Lexus và cây ô liu - bởi nó khuyến khích thương nhân đầu tư xây dựng, giữ gìn thương hiệu; bởi sau khi xây dựng thành công, thương nhân không chỉ hưởng lợi từ việc trực tiếp cung ứng sản phẩm dịch vụ, mà có thể bán quyền khai thác thương hiệu trên phạm vi toàn cầu.
Được thành lập vào năm 1979 ở Nam Phi, Shoprite Holdings hiện là tập đoàn siêu thị lớn nhất lục địa đen, với khoảng 2.200 siêu thị và cửa hàng tại 15 quốc gia Châu Phi. Theo Shoprite cho biết, mỗi tháng có khoảng 29 triệu khách hàng mua sắm tại các siêu thị của hãng, và có tới 76% người Nam Phi thường xuyên mua sắm ở Shoprite.
Nhóm chuyên gia nghiên cứu của Diễn đàn mua bán sáp nhập (M&A) 2016 cho biết đi đầu trong các thương vụ M&A trong năm qua là ngành bán lẻ và hàng tiêu dùng. Tuy không có nhiều thương vụ diễn ra nhưng ngành sản xuất thực phẩm và bán lẻ lại có những thương vụ tỉ đô với sự tham gia của các doanh nghiệp ngoại. Tất cả đều muốn chiếm một miếng bánh trong thị trường 90 triệu dân của Việt Nam. Trong đó, các doanh nghiệp Thái thống lĩnh phân khúc bán lẻ và tiêu dùng.
Báo Financial Times của Anh vừa có bài viết đánh giá về tiềm năng thị trường bán lẻ của Việt Nam, theo đó nhận xét thị trường bán lẻ ở Việt Nam đang ngày càng cạnh tranh và nhiều thách thức.
Sau một thời gian tăng trưởng nóng, các chuỗi cửa hàng nhượng quyền thực phẩm, cà phê quốc tế ở thị trường VN bắt đầu có dấu hiệu “đào thải”, không ít thương hiệu phải thu hẹp mạng lưới hay rút khỏi thị trường.
Không chỉ Thái Lan, các nhà đầu tư Nhật cũng đang mạnh tay đổ vốn vào lĩnh vực nông sản, thực phẩm, bán lẻ ở Việt Nam, tạo áp lực lớn với các doanh nghiệp trong nước.