Chiết khấu cao, kéo dài thời gian thanh toán, phát sinh nhiều chi phí không chính thức... là những bất hợp lý các doanh nghiệp trong nước phải gánh chịu khi đưa hàng vào kênh siêu thị ngoại.
Việc các siêu thị “đòi” mức chiết khấu cao đã khiến các doanh nghiệp sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã phải chất lượng sản phẩm để bù vào chiết khấu, gây ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp và cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Với kế hoạch nâng tổng số cửa hàng tại Việt Nam từ 20 – 50 trong thời gian tới, ngoài Hà Nội, cà phê Vpresso sẽ bắt đầu thâm nhập thị trường TP.HCM, Đà Nẵng và phần lớn hoạt động theo mô hình nhượng quyền.
Đó chính là lí do vì sao doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam thua ngay trên sân nhà, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho hay.
Theo Insider Retail, nhà hàng phục vụ cà phê và món tráng miệng cuối cùng của NYDC Việt Nam đã đóng cửa sau nhiều tháng cố gắng hoạt động.
Sự xuất hiện của các công ty Nhật Bản như Aeon, Takashimaya, hãng Hàn Quốc, Thái Lan như Lotte Group, TCC Holding đang gia tăng mức cạnh tranh trong ngành bán lẻ Việt Nam.
Trong sự “đổ bộ” dồn dập của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, các DN bán lẻ trong nước vẫn rất tự tin vào khả năng cạnh tranh và phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn khiến cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn. Các DN cho rằng, nếu Nhà nước không có chính sách hỗ trợ thì ngành bán lẻ sẽ rất chật vật để giữ được thị trường nội địa.
Theo xếp hạng trong Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) do Tập đoàn Tư vấn Thị trường AT Kearney (Mỹ) công bố hàng năm, Việt Nam liên tục nằm trong tốp 30 thị trường bán lẻ mới nổi hấp dẫn nhất thế giới cho đầu tư nước ngoài từ năm 2008 đến nay.
Theo đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, với nhịp sống ngày càng nhanh và quy mô hộ gia đình Việt ngày càng nhỏ dần, người Việt mong muốn tiện lợi là yếu tố đặc biệt để họ quyết định việc lựa chọn cửa hàng đi mua sắm.
Xuất hiện ở hầu khắp các tòa nhà lớn và trung tâm thương mại ở Hà Nội và Sài Gòn, án ngữ ở những vị trí ngoài trời thuộc hàng độc đắc, Highlands có lẽ là chuỗi cửa hàng cà phê thành công nhất ở Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại.
TS Đinh Thị Mỹ Loan, chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ VN, cũng cho rằng nhà bán lẻ trong nước gặp nhiều rủi ro và bất lợi về mặt chính sách. Việc lưu thông hàng hóa từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ phải qua nhiều khâu trung gian, chi phí vận chuyển cao, lại phải “lót tay” nếu muốn đưa hàng vào siêu thị...
Việt Nam là nước duy nhất Starbucks không phải chuỗi cửa hàng cà phê được ưa chuộng nhất do sự phổ biến của những thương hiệu trong nước như Trung Nguyên, Highlands.
Cuộc chiến trong ngành bán lẻ Việt Nam sẽ còn khốc liệt khi cả doanh nghiệp nội địa lẫn nước ngoài đều cùng điều chỉnh, thích nghi và chạy đua chinh phục người tiêu dùng. Nhưng doanh nghiệp Việt Nam có quyền hy vọng rằng thị trường bán lẻ sẽ lớn hơn khi nhìn vào mục tiêu đến năm 2020, tiêu thụ ngành bán lẻ sẽ đạt 179 tỉ USD từ mức 102 tỉ USD (năm 2015) và bán lẻ hiện đại dự kiến chiếm 45% tổng bán lẻ.
Kinh doanh nhượng quyền còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng được đánh giá là rất tiềm năng. Theo thống kê của Bộ Công Thương, 144 thương hiệu ngoại nhượng quyền đã vào Việt Nam. Thị trường nhượng quyền Việt Nam tăng trưởng 15% - 25%/năm. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được xác định là thị trường gieo hạt chứ chưa phải là thị trường thu hoạch đối với lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền.
“Nhà mình cửa không đóng nhưng phải có hàng rào kỹ thuật, các nước đều làm để bảo vệ các nhà bán lẻ của họ”, ông Nguyễn Thành Nhân, Tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết.