TIN NỔI BẬT

  • Cơ hội cho nhà bán lẻ nội

    Trước làn sóng thâm nhập ngày càng tăng của các nhà bán lẻ ngoại vào thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây, các nhà bán lẻ trong nước sẽ có những áp lực nhất định vì thị phần sẽ bị chia nhỏ và nguy cơ thu hẹp hoạt động kinh doanh.

    Aeon muốn mở 20 trung tâm thương mại, 100 siêu thị tại Việt Nam

    Theo ông Nishitohge Yasuo, Tổng giám đốc Công ty TNHH Aeon Việt Nam, chiến lược cạnh tranh của Aeon tại Việt Nam không chỉ tập trung vào lĩnh vực mua sắm. Mỗi trung tâm Aeon Mall là 1 tòa nhà tổng hợp bao gồm khu mua sắm, vui chơi, giải trí. Chính thức bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009, đến nay Aeon đã mở được 4 trung tâm thương mại Aeon Mall với tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD. Dù gặp một số khó khăn trong việc phát triển điểm bán mới nhưng nhà bán lẻ đến từ Nhật Bản vẫn hướng tới mục tiêu mở 20 trung tâm thương mại Aeon Mall tại Việt Nam. Địa điểm ưu tiên chọn mở trung tâm thương mại là các khu vực ngoại ô, diện tích lớn. Song song đó, đẩy mạnh hợp tác, mua lại các hệ thống siêu thị có sẵn trong nước, mục tiêu sẽ mở 100 siêu thị kiểu này (hiện Aeon đã sở hữu 49% cổ phần hệ thống 30 siêu thị Citimart, đổi tên thành AEON Citimart).

    Chiết khẩu trong bán lẻ quá cao

    Theo phản ánh của các doanh nghiệp VN, các nhà cung cấp, muốn hàng hóa vào siêu thị, ngoài việc phải trải qua một quy trình phức tạp về thủ tục, các nhà cung cấp phải trả hàng loạt phí như: Phí trưng bày, phí mở mã, quầy kệ, phí marketing, thưởng doanh số… Tổng các loại chiết khấu từ 20 đến hơn 30% giá bán.

    Vì sao liên quân Satra, Hapro, Phú Thái và Saigon Co.op Mart thất bại?

    Với dân số hơn 90 triệu người, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thị trường bán lẻ hấp dấn nhất thế giới. Doanh nghiệp Việt trước nỗi lo bị doanh nghiệp ngoại chiếm thị phần đã ngồi lại với nhau tính chuyện liên quân, liên kết nhưng thất bại.

    Câu chuyện bó đũa trong ngành bán lẻ Việt

    "Làm sao chúng ta bằng được doanh nghiệp Thái đã gắn bó với các nhà sản xuất của họ bao lâu nay. Doanh nghiệp Việt càng không thể cạnh tranh bằng cách đưa hàng Trung Quốc vào hệ thống của mình vì họ quá hiểu những rủi ro có thể gặp phải. Họ cũng rất khó để cạnh tranh với Hàn Quốc, Nhật Bản... Do đó, nếu còn e ngại mà không liên kết thì doanh nghiệp Việt sẽ giống như những chiếc đũa bị bẻ gãy một cách dễ dàng", bà Lan nhận định.

    TP.HCM quyết giành thị trường bán lẻ: Hy vọng cuối cùng

    Hiện nay điểm bán lẻ cao cấp ở trong nước, theo số liệu của Bộ Công thương, mới chiếm 20-25% hệ thống điểm bán lẻ. Hướng quy hoạch tới năm 2020 là sẽ nâng con số này lên 40%. Do đó, dư địa trong thị trường bán lẻ còn nhiều và nhu cầu trong thị trường bán lẻ còn lớn.

    Làm thế nào để hàng Việt vào được siêu thị ngoại?

    Sau khi các hệ thống bán lẻ rơi vào tay nhà đầu tư ngoại, sản phẩm của Việt Nam rất khó có cơ hội thâm nhập vào kênh bán lẻ hiện đại.

    Bán lẻ Việt "cố thủ" nhờ đâu?

    Trong bối cảnh các thương vụ nhà đầu tư ngoại thâu tóm doanh nghiệp nội đang diễn ra với tốc độ “chóng mặt” trên thị trường hiện nay, trả lời rốt ráo câu hỏi: Liệu ngành bán lẻ nội địa có thể trụ vững và tương lai nào cho ngành này đang trở nên cấp thiết hơn lúc nào hết.

    Thị trường bán lẻ: Tránh bị thâu tóm bằng nhượng quyền thương mại?

    Hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trong lĩnh vực phân phối bán lẻ những năm qua phát triển nhanh chóng cả về số lượng và qui mô. Thực tế gần đây, các tập đoàn lớn ở châu Á đang nhanh chóng tiếp cận thị trường Việt Nam với hàng loạt chuỗi cửa hàng bán lẻ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây thực sự là mối lo ngại lớn cho ngành bán lẻ của Việt Nam.

    Thị trường bán lẻ Việt: 50% nằm trong tay người Thái?

    Dẫn đánh giá của hãng nghiên cứu A.T.Kearney (Mỹ) rằng, Việt Nam đứng thứ 28 trong danh sách các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất trên thế giới, ThS. Đặng Chương Linh, Viện Nghiên cứu Thương mại, cho rằng, đây chính là lý do lý giải vì sao các thương vụ M&A trong lĩnh vực này luôn sôi động. Theo thống kê, năm 2014 và 2015, ngành bán lẻ dẫn đầu với tỉ trọng chiếm 36% tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam.

    Một ngày thương hiệu

    Sẽ thật thú vị nếu chúng ta gắn liền các hoạt động thường ngày với một thương hiệu nào đó. Hãy cùng Forbes Việt Nam khám phá câu chuyện 'Một ngày thương hiệu' thông qua cách kể chuyện bằng các tên tuổi nhượng quyền kinh doanh quen thuộc hiện nay.

    Thị trường bán lẻ: Doanh nghiệp nội yếu thế ngay trên sân nhà

    Việt Nam có hàng chục vạn cửa hàng bán lẻ, khoảng 650 siêu thị và 125 trung tâm thương mại. Hiện nay, thị trường bán lẻ của Việt Nam cạnh tranh khốc liệt với sự đầu tư mở rộng ồ ạt của các hệ thống siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài.

    Đại gia Thái ′đá văng′ hàng Việt khỏi siêu thị

    Một số công ty Việt than thở sau khi Metro rơi vào tay người Thái, hàng hóa của họ đưa vào hệ thống siêu thị này giảm hẳn. “Dù họ không tuyên bố huỵch toẹt từ nay sẽ không lấy hàng của doanh nghiệp (DN) Việt nhưng họ tìm nhiều cách để hạn chế hàng Việt. Họ từng bước đưa hàng của nước họ vào siêu thị để thay thế hàng Việt. Chính vì vậy nếu trước đây hàng Việt vào siêu thị được 10 phần thì nay giảm chỉ còn hai, ba phần” - đại diện một công ty sản xuất nước mắm thông tin.

    Khởi nghiệp... bán lẻ

    Cụm từ khởi nghiệp được nhắc đến rất nhiều thời gian gần đây, và giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp được xem như cứu cánh để phát triển nội lực cho doanh nghiệp (DN) Việt. Giữa rừng thời sự về khởi nghiệp, nên chăng hãy dừng lại xem xét ở một góc độ khác: “khởi nghiệp… bán lẻ”.

    Cơ thể của ta, mạch máu của người

    Việc hệ thống siêu thị Big C VN về tay Tập đoàn Central Group của Thái Lan đã khiến không ít doanh nghiệp Việt, chuyên gia băn khoăn, lo lắng. Thậm chí có doanh nghiệp đã ví như “cú sốc thị trường bán lẻ” của năm 2016, dù trước đó đã có khá nhiều thông tin về thương vụ chuyển nhượng này được giới truyền thông trong và ngoài nước đề cập.

Ông chủ Alibaba: "Nhỏ mới đẹp"