Cuộc đua giành thị phần của các hệ thống bán lẻ tại Việt Nam đang trở nên vô cùng gay gắt, các doanh nghiệp liên tục mở rộng mạng lưới kinh doanh, nâng cấp tính tiện ích cũng như chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Sự cạnh tranh khốc liệt đó cũng chính là động lực để các doanh nghiệp trong ngành này ngày càng nỗ lực để hoàn thiện mình hơn. Thế nên hơn bao giờ hết, ý kiến của người tiêu dùng và mức độ hài lòng khi sử dụng dịch vụ đang trở thành chủ đề nóng của các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay. Trong bài viết này, Buzzmetrics Social Listening sẽ phân tích về ngành hàng bán lẻ trong thời gian 3 tháng đầu năm 2016, đào sâu vào hoạt động quảng bá thương hiệu cùng với các ý kiến của khách hàng trên social media về Nhóm các siêu thị và Các chuỗi cửa hàng tiện lợi.
Sau xuất hiện của BigC và Metro Cash & Carry, thị trường bán lẻ Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều tên tuổi cũng như thương hiệu của các tập đoàn và nhà bán lẻ nước ngoài như Lotte, E-mart của Hàn Quốc, Aeon của Nhật Bản, Berli Jucker (BJC) và Central Group của Thái Lan… và tới đây có thể là Walmart - chuỗi siêu thị lớn nhất của Mỹ.
Theo các doanh nghiệp (DN) trực tiếp cung ứng hàng cho siêu thị, trong mối quan hệ cung - cầu, nhà bán lẻ nắm đằng cán, DN cung ứng nắm đằng lưỡi. Nhà bán lẻ muốn quảng bá thương hiệu, thu hút khách nên cạnh tranh quyết liệt về giá, dịch vụ cộng thêm… và “siết” chiết khấu cao với DN, đẻ ra các hình thức thu khác để bù đắp chi phí. Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ ngoại đều hướng tới lợi nhuận và gia tăng phân phối hàng hóa của họ về lâu dài.
Khách Trung Quốc từng mang lại động lực tăng trưởng quan trọng cho ngành bán lẻ và bất động sản Hồng Kông, nhưng nhiều khả năng thời kỳ hoàng kim đó sẽ không trở lại nữa, theo một bài bình luận mới đây trên Bloomberg.
Báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen vừa công bố đã chỉ ra kênh bán lẻ mang lại doanh thu lớn nhất cho các nhà sản xuất.
Triển lãm quốc tế Ngành bán lẻ và Nhượng quyền (VIETRF) lần thứ 8 năm 2016 sẽ diễn ra từ ngày 08 – 10/06/2016 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC). VIETRF là chương trình lớn nhất trong lĩnh vực này ở Việt Nam, nơi các tập trung các cá nhân/chủ cửa hàng/ nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.
Số lượng các mặt hàng mang nhãn hàng riêng của các hãng bán lẻ trên các kệ siêu thị sẽ là phép thử cho các nhà sản xuất, buộc họ phải cạnh tranh với chính những sản phẩm do mình làm ra nhưng mang nhãn hiệu của nhà bán lẻ.
Việc các tập đoàn Thái Lan “làm chủ” nhiều siêu thị tại Việt Nam đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) Thái dễ dàng đưa hàng vào hệ thống bán lẻ, lấn át hàng Việt và nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần. Thực tế đó đã khiến các DN trong nước phải có chiến lược ứng phó.
Siêu thị là nơi bán lẻ hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng, nhưng trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, các nhà bán lẻ phải kiêm luôn vai trò của nhà phân phối.
Chỉ mới bước chân vào thị trường bán lẻ của Việt Nam chưa đầy hai năm, song Aeon Mall của Nhật Bản đã trở nên đáng gờm khi đã nắm trong tay 30% cổ phần chuỗi siêu thị Fivimart và 49% cổ phần chuỗi siêu thị Citimart.
Công ty CP địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal đã chính thức công bố chương trình hợp tác với đại gia bán lẻ Saigon Co.op để phát triển bất động sản bán lẻ và nhà ở.
Kết quả khảo sát cho thấy 83% thương hiệu cho biết kế hoạch mở rộng trong năm 2016 của họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của thương mại điện tử.
150 thương hiêu bán lẻ lớn nhất thế giới đã và đang dành sự quan tâm đặc biệt cho thị trường bán lẻ Việt Nam.
Trong khi các chuỗi cửa hàng tiện lợi thông thường đang cạnh tranh giành khách ở từng ngã đường, chuỗi siêu thị Ngôi Nhà Đức lại chọn một ngách riêng khi kinh doanh 100% hàng hóa nhập khẩu từ Đức. Ðây có thể xem là một “đại dương xanh” do thị trường chưa xuất hiện đối thủ tương đồng, trong khi nhu cầu tiêu thụ hàng Made in Germany vẫn hiện hữu trong một bộ phận không nhỏ người Việt từng sống, học tập và làm việc tại Đức và các nước Đông Âu.
Các chuỗi cửa hàng tiện lợi của Nhật Bản đang và sẽ phát triển nhanh ở Việt Nam được xác định là kênh bán hàng quan trọng để tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này trong thời gian tới.