Theo CNN, các quốc gia giàu nhất thế giới chuẩn bị cấm nhập khẩu vàng của Nga nhằm gây thêm sức ép cho nền kinh tế. Hôm 26/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo Mỹ sẽ cấm vận vàng từ Nga - mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 về giá trị của Moscow, chỉ sau năng lượng.
Đánh giá cao gói hỗ trợ lãi suất trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và qua đó là nền kinh tế phục hồi sau dịch, song giới chuyên gia cũng khuyến cáo cần lưu ý về vấn đề lạm phát và siết chặt kiểm soát để dòng vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, tránh việc trục lợi chính sách cũng như ngăn ngừa nợ xấu phát sinh trong tương lai.
Chính sách hỗ trợ lãi suất ra đời thể hiện sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với chi phí lãi suất thấp hơn để vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.
Dự đoán lạm phát sẽ tăng mạnh vào nửa cuối năm nay và năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đang lên các kịch bản ứng phó và tỏ ra rất thận trọng với điều hành tín dụng, tỷ giá.
Sau 10 năm, số lượng đơn vị coin/token tăng thêm hàng trăm lần. Trong khi đó, vốn hóa của thị trường sau nhiều lần leo dốc bắt đầu suy yếu.
Từ tháng 6 đến hết năm 2022, khối lượng đáo hạn của trái phiếu doanh nghiệp bất động sản tăng dần với hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi tháng. Trong khi các DN có tỷ lệ nợ cao bất thường, nếu bị đứt dòng tiền không thể trả nợ thì “bom nợ” có nguy cơ nổ.
Trong 3 tháng trở lại đây, hầu như các ngân hàng tư nhân đều tăng lãi suất huy động, phổ biến khoảng 0,3-0,5%/năm. Tính tới đầu tháng 6/2022, mặt bằng lãi suất tiền gửi đã tăng đáng kể, khoảng 10 ngân hàng đưa ra mức lãi suất trên 7%/năm. Ở kỳ hạn 12 tháng, SCB là nhà băng trả lãi cao nhất (7,3%). Nhóm 4 ngân hàng có vốn nhà nước cũng rục rịch tăng lãi suất. Lần đầu tiên trong 3 năm qua, BIDV tăng lãi suất tiền gửi thêm 0,1%/năm ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
CEO JPMorgan Chase Jamie Dimon cảnh báo nhà đầu tư cần chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với một “cơn bão” kinh tế gây ra bởi cuộc xung đột Ukraine và quá trình siết chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Mặc dù chưa độc lập hoàn toàn với dịch vụ ngân hàng truyền thống nhưng các ứng dụng ngân hàng thuần số của nhiều NHTM hiện nay đang cạnh tranh rất sôi động để mở rộng các sản phẩm dịch vụ bán lẻ và tài chính tiêu dùng.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường giám sát, phối hợp các bộ, ngành và chính quyền địa phương triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất cho vay đạt hiệu quả
Lãi suất huy động liên tục nhích lên thời gian qua và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng, trong đó mức lãi suất huy động vượt 7%/năm xuất hiện ngày càng nhiều.
Thị trường tài chính đang trải qua giai đoạn biến động cực mạnh và vẫn đang trong xu hướng giảm. Trong đó, Dow Jones ghi nhận 7 tuần giảm liên tiếp, dài nhất kể từ năm 2001, còn S&P 500 có 6 tuần lao dốc - chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 6/2011, theo CNBC.
Cùng với kế hoạch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ và ngoại tệ, Kho bạc Nhà nước dự kiến cung ra thị trường khoảng 78.000 tỷ đồng trong quý 2/2022...
Áp lực lạm phát và cầu tín dụng tăng cao khiến các ngân hàng chạy đua thanh khoản, đẩy lãi suất tiền gửi đi lên. Tuy nhiên, lãi suất cho vay khó có thể tăng tương ứng.
Các ngân hàng vẫn giữ nguyên mức lãi suất cho vay mua nhà ở như các tháng đầu năm nay và khẳng định tiếp tục cho vay phục vụ đời sống với các sản phẩm tín dụng kéo dài thời hạn vay từ 25-30 năm, giảm áp lực trả nợ từng tháng cho người vay vốn.