Ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam ở các thị trường hầu như đều giảm so với năm 2019.
Nông sản Việt đang tái cơ cấu hướng tới thị trường trong nước và xuất khẩu chính ngạch giảm ảnh hưởng từ Covid-19 và phụ thuộc thị trường truyền thống.
Việc thành lập TP Thủ Đức theo định hướng hình thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao là phù hợp với chủ trương chung về phát triển kinh tế số, phát huy năng lực, đổi mới, sáng tạo.
Đa phần các ý kiến không đồng thuận với những phương án xây dựng biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt do Bộ Công Thương vừa đưa ra.
Mặc dù từ 1.8.2020, Việt Nam có thể xuất khẩu gạo sang EU với thuế suất bằng 0 theo cam kết của EVFTA. Tuy nhiên, để xuất khẩu gạo sang EU, doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động kết nối với doanh nghiệp EU. Ngoài ra, còn một số thủ tục cần được thực hiện mới có thể xuất khẩu gạo thơm theo nội dung của EVFTA.
Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất thu phí dịch vụ thoát nước năm 2020 với mức 1.430 đồng/m3 để dùng vào đầu tư, duy trì, phát triển hệ thống thoát nước.
Các chuyên gia cho rằng, với đề xuất điện 1 giá lên tới gần 3.000 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), khách hàng dùng ít không nên lựa chọn phương án này.
Gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đang giữ mức giá cao nhất thế giới, chênh lệch với “ông lớn” Thái Lan đến 20 USD/tấn.
Theo HoREA, ước lượng người nước ngoài đã mua khoảng 14.800 - 16.000 căn nhà trên cả nước trong khoảng 5 năm qua.
“Đã đến lúc phải bỏ sổ hộ khẩu, còn mấy chục thủ tục liên quan đến sổ hộ khẩu lạc hậu rồi thì cũng bỏ đi, giảm bớt thủ tục cho dân nhờ”.
Từ khi bỏ hạn ngạch thuế quan, đường mía nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam đã tăng rất nhanh, đạt gần 500.000 tấn trong 5 tháng đầu năm nay
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 11/8, Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Katsunobu Kato khẳng định nước này cam kết hỗ trợ và bảo vệ các thực tập sinh Việt Nam, đồng thời đề nghị thiết lập đường dây nóng giữa bộ này và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản để hỗ trợ các thực tập sinh.
Bộ Công thương cho biết trong thời gian qua, đã triển khai nghiên cứu đề xuất các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để lấy ý kiến rộng rãi.
Trong 7 tháng đầu năm, bất chấp Covid-19 tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất nhập khẩu, Việt Nam vẫn xuất siêu tới 6,5 tỷ USD. Nên mừng hay lo với con số này?
Xuất khẩu nông sản nói riêng, hàng hóa nói chung, thông qua hình thức tiểu ngạch đang dần bộc lộ nhiều bất cập. Việt Nam sẽ chủ động đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, xóa bỏ dần hình thức tiểu ngạch, trước hết là xóa bỏ các hoạt động tạm nhập, tái xuất qua cửa khẩu phụ, lối mở. Trong khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, thì đây là một trong những cơ hội để thay đổi, hướng đến xuất khẩu chính ngạch bền vững.