• Vị trí kinh doanh: Là "thiên thần" hay "ác quỷ" trong kinh doanh nhượng quyền

    Thông thường với các thương hiệu lớn, người mua nhượng quyền thường được các chủ thương hiệu khuyến khích mở những địa điểm mà có thể quảng cáo được thương hiệu càng nhiều càng tốt. Đây là yếu tố tưởng chừng như có lợi nhưng lại là “cái bẫy” rủi ro lớn cho người nhận nhượng quyền. Những địa điểm này sẽ “ngốn” một lượng lớn chi phí hoạt động cố định của cửa hàng, và có thể dẫn đến hoạt động kinh doanh chẳng bao giờ có lãi. Cần thận trọng và thảo luận thật kỹ với chủ nhượng quyền trước khi quyết định mở cơ sở kinh doanh tại các địa điểm trên. Một bản tính toán chi tiết chi phí hoạt động bao gồm tiền thuê mặt bằng là một điều cần thiết, không nên bỏ qua yếu tố bạn sẽ mất một khoản tiền đặt cọc rất lớn nếu phải huỷ bỏ hợp đồng thuê giữa chừng.

    8 bước để chọn đúng thương hiệu nhượng quyền

    Phần lớn các hệ thống nhượng quyền được quản lý bài bản đều kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ lý lịch của người mua quyền thương mại tiềm năng. Quá trình tầm soát điển hình phân tích các nguồn lực, kinh nghiệm và cá tính của người mua. Do đó, trước khi có bất kỳ quyết định nào về nhượng quyền, hãy ngồi xuống, phân tích nhu cầu, khả năng và hạn chế của bạn liên quan đến một thương hiệu nhượng quyền nào đó.

    23 điều cốt lõi bạn phải biết khi làm việc với chủ nhượng quyền

    Sự minh bạch và tôn trọng luật chơi là điều kiện tiên quyết để duy trì một quan hệ nhượng quyền thương mại bền vững và thành công. Điều này cần xây dựng ngay từ giai đoạn tìm hiểu cơ hội kinh doanh của mỗi bên. Không phải chủ thương hiệu nào cũng sẳn sàng chia sẻ tất cả cho bên nhận nhượng quyền. Hãy ghi chú những khoản mục cốt lõi sau mỗi khi tìm hiểu một thương hiệu nhượng quyền tìm năng.

    3 trải nghiệm phải có trước khi "yêu" một thương hiệu nhượng quyền

    Nhượng quyền Thương mại cùng với các hình thức kinh doanh khác đã tạo một bức tranh sống động của nền kinh tế thế giới. Trong những năm gần đây, Việt Nam có những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh này. Tuy nhiên, “nên thay không nên tham gia hệ thống nhượng quyền A,B, C” luôn là câu hỏi khó trả lời nhất của các nhà đầu tư.

    Bí quyết tự thẩm định bản thân trước khi gia nhập một hệ thống nhượng quyền

    Phần lớn các hệ thống nhượng quyền được quản lý bài bản đều kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ lý lịch của người mua quyền thương mại tiềm năng. Quá trình tầm soát điển hình phân tích các nguồn lực, kinh nghiệm và cá tính của người mua. Sau đây là cơ hội để bạn tự thẩm định tính cách và mức độ sẳn sàng của chính mình khi quyết định gia nhập một hệ thống nhượng quyền thương mại.

    Mua nhượng quyền thương hiệu nổi tiếng, phải chấp nhận sự độc đoán

    Một trong những lý do chính để chọn một thương hiệu nhượng quyền đã nổi tiếng là số lượng khách hàng hiện có của thương hiệu đó.

    3 Câu hỏi về NQTM được hỏi nhiều nhất trong năm 2014

    Các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền thường được chuẩn hóa càng giống nhau càng tốt cho tất cả mọi đối tượng trong toàn hệ thống nhượng quyền thương mại. Do vậy, thông thường bạn không có nhiều cơ hội để thương lượng để thay đổi phí nhượng quyền trong hợp đồng. Điều này hoàn toàn là sự thật với những hệ thống nổi tiếng và chuẩn hóa lâu năm, bên nhượng quyền luôn từ chối thương lượng về mức phí nhượng quyền ban đầu hay phí nhượng quyền hàng tháng. Tuy nhiên, đối với những hệ thống nhượng quyền mới, hay những thương hiệu muốn vào một thị trường mới, khi bên nhượng quyền quá mong muốn tham gia thị trường để chiếm thị phần, thì khả năng thương lượng về mức phí nhượng quyền có thể xảy ra. Một số nhà nhượng quyền có thể đồng ý giảm mức phí nhượng quyền ban đầu, hay miễn phí nhượng quyển hàng tháng trong khoản thời gian ban đầu để hấp dẫn và khuyến khích bên nhận nhượng quyền. Tuy nhiên cũng nên cẩn thận với những hệ thống khi mà họ sẳn sàng giảm mạnh phí nhượng quyền một cách liều lĩnh. Bên nhượng quyền thường nên có niềm tin vào mô hình kinh doanh của họ và chọn lọc bên nhận nhượng quyền một cách khắt khe. Trong khi một khoản giảm nhỏ có thể làm cho hai bên hài lòng để đi đến thỏa thuận, thì việc xây dựng niềm tin lâu dài là điều quan trọng hơn cả.

    Bạn có nên khởi nghiệp kinh doanh độc lập không?

    Sở hữu doanh nghiệp riêng của mình luôn góp phần vào sự phồn vinh của đất nước. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của nhượng quyền thương mại, giờ đây bạn đang có cơ hội lựa chọn giữa việc khởi nghiệp hoạt động kinh doanh độc lập hay là điều hành doanh nghiệp của mình với tư cách là một bộ phận của hệ thống nhượng quyền.

    Rủi ro từ chủ thương hiệu nhượng quyền

    Số phận của Bên nhượng quyền và người mua quyền thương mại luôn đan xen với nhau, điều quan trọng là phải biết đối phó như thế nào với một khó khăn nảy sinh từ phía chủ thương hiệu. Một trong những vấn đề đó là việc thay đổi quyền sở hữu công ty đã đem đến những hệ luỵ không tốt lành cho bên nhận nhượng quyền.

    Bạn có phù hợp với nhượng quyền thương mại không?

    Kinh nghiệm và khát vọng của bạn trong việc phát minh lại hệ thống có phần nào đó không thích hợp. Thay vào đó, để đạt được thành công trong nhượng quyền thương mại, hãy hiểu, tin tưởng và sẵn sàng tuân thủ kế hoạch đã được vạch ra dành cho bạn

    Mua lại cơ sở nhượng quyền có sẳn như thế nào?

    Chọn phương thức nhượng quyền thương mại để khởi nghiệp là một chiến lược an toàn, và sẽ an toàn hơn nếu bạn mua lại một cơ sở kinh doanh nhượng quyền có sẳn.

    Nên tự khởi nghiệp hay mua nhượng quyền?

    Nên mua nhượng quyền hay tự khởi nghiệp luôn là một câu hỏi khó khăn. Trước khi bạn có quyết định quan trọng về việc này, hãy phân tích thật kỹ ưu và khuyết điểm của mỗi sự lựa chọn.

    11 bước để mở một cửa hàng nhượng quyền

    Có hàng ngàn công ty nhượng quyền trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Làm cách nào bạn biết được công ty nào phù hợp với mình? Để chọn được một thương hiệu phù hợp đảm bảo cho sự thành công, bạn cần tạo một hồ sơ riêng dựa trên các thông tin nền tảng khách quan để có thể đánh giá và phân tích chính xác

    Khi mua nhượng quyền phải tĩnh tâm

    Một điều khá phổ biến đối với những người đi mua thương hiệu nhượng quyền là họ rất nhanh chóng rơi vào trạng thái yêu say đắm một cách rất cảm tính và muốn sỡ hữu ngay một cơ sở kinh doanh nhãn hiệu đó.

    Các hình thức Nhượng quyền thương mại quốc tế

    Mặc dù hầu hết các hệ thống nhượng quyền đều thích hình thức nhượng quyền độc quyền kinh doanh khu vực khi mở rộng trên phạm vi quốc tế hơn, nhưng đôi khi người ta cũng chọn những hình thức khác bao gồm nhượng quyền một đơn vị kinh doanh riêng lẻ, thỏa thuận phát triển khu vực hoặc thỏa thuận liên doanh.

Ông chủ Alibaba: "Nhỏ mới đẹp"