Theo kết quả khảo sát về phản ứng với quảng cáo được thực hiện bởi Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Millward Brown, thế hệ Z là trở ngại lớn nhất cho các nhà tiếp thị và quảng cáo ở khu vực Đông Nam Á.
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy, việc định giá bằng số lẻ trong đó có giảm xuống 1 đơn vị khiến người mua luôn nghĩ rằng giá rẻ hơn. Trong một bài báo của trung tâm phát triển nông thôn thuộc Đại học Mississippi, Gregory Passewitz cho rằng, điều này mang lại ấn tượng cho khách hàng rằng giá không phải 0,2 hay 0,5 mà ít hơn.
Magna Global dự báo tăng trưởng chi tiêu quảng cáo toàn cầu chỉ tăng khoảng 3,7% trong năm nay, so với 5,9% của năm 2016.
Với việc người tiêu dùng ngày càng có nhiều quyết định mua sắm mang tính cảm xúc hơn là theo “logic”, tiếp thị cảm xúc (emotional marketing) tạo nên những mối quan hệ có ý nghĩa, mang đến cho thương hiệu những người hâm mộ, thay thế cách tiếp cận tập trung vào lòng trung thành của khách hàng.
Không thể phủ nhận video đang có một ảnh hưởng ngày càng lớn trên thị trường quảng cáo, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo của AOL, 83% người dùng Internet trong khu vực xem video trực tuyến mỗi ngày, vượt xa các nước như Úc (65%) hoặc Anh (71%). Trong khi đó, con số này ở Hoa Kỳ lên tới 92%. Ở Đông Nam Á, gần ba phần tư người dùng internet xem video hàng ngày trên điện thoại thông minh, so với con số 67% ở Mỹ.
Tiếp thị số là một xu thế tất yếu của kỷ nguyên mới khi nhà nhà dùng công nghệ và ngành ngành khát công nghệ. Tận dụng xu hướng hành vi người dùng, đã có rất nhiều sản phẩm tận dụng nền tảng công nghệ để mang lại những trải nghiệm mong đợi cho khách hàng. Song cũng không ít sản phẩm nhanh chóng bị “hụt hơi”.
Sở dĩ các chiến dịch viral marketing (marketing lan truyền) thành công là bởi chúng tạo ra sự tò mò cũng như những ham muốn cần thiết, dẫn tới nhu cầu cho sản phẩm hoặc dịch vụ.
Xu hướng làm marketing thông qua những nhân vật có tầm ảnh hưởng (key opinion leader – KOL) đang ngày càng trở nên phổ thông, nhưng cũng có không ít câu chuyện cảnh báo về những thất bại khi sử dụng chiến thuật này. Phần lớn các thất bại đó đều đến từ sự thiếu kinh nghiệm của những nhà quản trị thương hiệu.
So với phương pháp marketing truyền thống, marketing lan truyền có ưu điểm dễ tiếp cận nhiều người hơn nhờ vào nội dung thông minh, có sức thu hút. Hình thức lan truyền có thể đến từ các video clip, game flash tương tác, game quảng cáo (advergame), ebook, phần mềm tùy biến thương hiệu (brandable software), hình ảnh, tin nhắn văn bản, email, website, các sự kiện hoặc cuộc thi gây chú ý.
Các nhà văn lớn và các nhà lãnh đạo tài ba thường có khả năng kể chuyện hấp dẫn, hình thức truyền thông sơ khai và mạnh mẽ nhất của bộ não con người.
Tại sao một số sản phẩm đạt được thành công lớn mà không cần đến một xu quảng cáo - và tại sao một số chiến dịch quảng cáo trị giá hàng triệu đô lại không được chú ý? Marketing truyền miệng (word-of-mouth marketing – WOMM) và những thủ thuật được “phù phép” đã biến rất nhiều chiến dịch quảng cáo trở nên “bất hủ” khiến bất cứ marketer nào cũng muốn học hỏi.
Hiện nay, Google Adwords là công cụ marketing online hiệu quả được các doanh nghiệp, cá nhân làm kinh doanh thường ưu tiên áp dụng để tìm kiếm khách hàng và gia tăng đơn hàng, nâng cao doanh số. Tuy vậy, việc tự chạy một chiến dịch AdWords hiệu quả không phải là điều dễ dàng.
Việc trở thành một gã khổng lồ quảng cáo điện tử đang cho thấy biểu hiện khá tiêu cực đối với Facebook, đó là họ không còn “vũ khí” nào lợi hại ngoài quảng cáo.
“YouTube đang đặt cược lớn vào thị trường châu Á, công ty đang đẩy mạnh việc mở rộng những nội dung được bản địa hóa cho khu vực này”. Đó là chia sẻ của ông Robert Kyncl, Giám đốc mảng Kinh doanh của Youtube trên tờ Daily Mail.
Các "ông lớn" về quảng cáo và công nghệ đang lập kế hoạch chiến lược để loại bỏ những hình thức quảng cáo số bị người tiêu dùng coi là tệ hại nhất.