Tác phẩm: Nudge
Tác giả: Richard H. Thaler và Cass R. Sunstein
Bản dịch: Cú hích
Người dịch: Vương Bảo Long
Nhà xuất bản Trẻ 2012
Sách gồm 303 trang
PHẦN GIỚI THIỆU
“Nhà kiến trúc lựa chọn” là người thiết lập các phạm vi hay hành lang để người khác ra quyết định.
Người theo “chủ nghĩa gia trưởng tự do” là người luôn tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người khác thực hiện những gì họ muốn theo cách của họ; cũng như không bao giờ gây trở ngại đối với những người muốn thực hiện quyền tự do của mình.
Econ là con người kinh tế, có khả năng tư duy, lưu trữ thông tin tốt và thể hiện một ý chí mạnh mẽ.
Con người là con người tiến hóa, thông minh nhưng chưa hoàn thiện, đầy định kiến, ra quyết định không hoàn hảo.
Cú hích là bất cứ nhân tố nào làm thay đổi một cách có ý nghĩa hành vi của con người.
Con người bị tác động bởi lợi ích kinh tế, nhưng họ lại bị chi phối bởi những cú hích.
PHẦN I
CON NGƯỜI VÀ ECON
CHƯƠNG 1: ĐỊNH KIẾN VÀ SỰ NGỚ NGẨN
Tư duy của con người có hai hệ thống khác nhau: tư duy trực giác mang tính bản năng và tư duy phản xạ mang tính lý trí.
Tư duy trực giác diễn ra rất nhanh, không liên quan gì đến điều chúng ta thường nghĩ về tư duy. Các nhà khoa học cho rằng tư duy trực giác có liên quan đến những vùng có từ rất sớm của não bộ.
Tư duy trực giác là phản ứng sâu thẳm trong bạn, có thể được rèn luyện bằng sự lập đi lập lại, chính vì vậy, chúng ta thường phạm sai lầm vì quá tin tưởng.
Cuộc sống quá bận rộn, chúng ta không đủ thời gian suy nghĩ mọi thứ, nên chúng ta thường sử dụng một nguyên tắc rất đơn giản: Quy tắc ngón tay cái. Quy tắc này dẫn đến định kiến mang tính hệ thống, đó là ước định sẵn có và tính đại diện; quá trình này gọi là ước định và điều chỉnh cho đến khi bạn cho là hợp lý. Các ước định tác dụng như những cú hích thúc đẩy chúng ta quyết định thực hiện. Những phán đoán mang tính định kiến có thể tác hại đến cách chúng ta phản ứng với khủng hoảng, lựa chọn phương án kinh doanh với các tiến trình chính trị.
Tư duy phản xạ ngược lại, diễn ra từ từ và thể hiện tính tự nhận thức, vì đó là những suy nghĩ có ý thức của bạn. Nhiều người sử dụng tư duy phản xạ khi cân nhắc lộ trình của một chuyến đi, chọn lựa vào trường đại học…
Anh tài xế trẻ tuổi thường dùng tư duy phản xạ trong những tình huống khẩn cấp, nên hành động chậm hơn, gây nhiều tai nạn hơn, trong lúc bác tài xế lớn tuổi tư duy trực giác trong các trường hợp này nên đã hạn chế được tai nạn.
CHƯƠNG 2: CHỐNG LẠI CÁM DỖ
Tự chủ bản thân có thể được soi sáng bằng suy nghĩ về hai cái tôi bán tự chủ trong một con người: Cái tôi nhìn xa trộng rộng tên là “người hoạch định” và cái tôi kia là “kẻ thi hành”. Người hoạch định là tiếng nói, của tư duy phản xạ và kẻ thi hành là phần chịu tác động sâu sắc bởi tư duy trực giác.
Người hoạch định cố gắng làm việc vì sự an nguy lâu dài của bạn trước cảm giác và cái tâm không thiện. Kẻ thi hành luôn bị lôi kéo bởi những cám dỗ từ bên ngoài. Đó là hai mặt của sự tự chủ.
Trong nhiều tình huống khác nhau, người ta thường tự đặt mình vào trạng thái “lái tự động”, tức họ không hề để tâm đến việc họ đang làm; hành động của họ là một lựa chọn không chủ tâm.
Khi vấn đề tự chủ (hay kiềm chế) và lựa chọn vô tâm kết hợp, kết quả ta sẽ có một loạt hậu quả tai hại phát sinh. Bạn hiểu hút thuốc có hại cho sức khỏe, bạn muốn bỏ hút thuốc; bạn thừa cân, béo phì, bạn muốn ăn kiên; bạn không muốn tham gia chương trình tiết kiệm hưu bổng… Tất cả những điều này cho thấy, chúng ta có thể nhận được rất nhiều lợi ích từ chỉ một cú hích.
Vì con người quan tâm đến những điểm yếu của bản thân nên họ muốn cố gắng tự hoàn chỉnh mình bằng cách đưa ra các biện pháp tự chủ: Chiếc đồng hồ báo thức được đặt xa tầm tay, phát những âm thanh bạn không thể chịu nổi, bạn phải bước ra khỏi giường tìm nó và tỉnh cả người, bạn đã kiềm chế được sự cám dỗ của việc ngủ nướng. Một cách khác, để giải quyết vấn đề bên trọng, bạn sử dụng kế toán tâm lý: Tiền bạc có thể thay thế được cho nhau, tiền nhà có thể mua thực phẩm, trả học phí cho con hay mua sắm vật dụng nào đó. Nhưng nhiều người chủ gia đình không nghĩ thế, họ chấp nhận một phương pháp kế toán tâm lý và tuân thủ nghiêm ngặt các mục chi, mục nào ra mục nấy. Tài khoản tâm lý có thể hết sức quí giá, bởi chúng bảo đảm cho chúng ta một cuộc sống tốt đẹp hơn; làm được như thế thì vấn đề chi tiêu không còn là một cám dỗ đáng lo ngại nữa.
...
Người tóm tắt
Trần Phú An
www.nhuongquyenvietnam.com