Cập nhật:  01/01/2016 07:42:47 (GMT+7)  In bài này

Tóm tắt sách: Tư duy tối ưu    

 

Tác phẩm: First Things First

Tác giả: Stephen R. Covey

Bản dịch: Tư Duy Tối Ưu

Biên dịch: Vũ Tiến Phúc – Dương Ngọc Hân

Nhà xuất bản Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2014

Sách gồm 486 trang.

 

Về tác giả

Tiến sỹ Stephen R. Covey là:

Giảng viên Đại học Brigham Young – Hoa Kỳ

Chuyên gia về nghệ thuật lãnh đạo

Chuyên gia tư vấn tổ chức nhân sự

Nhà tâm lý học kinh doanh

Phó chủ tịch Franklin Covey Co.

Tác giả nhiều sách bán chạy nhất.

 

Nội dung chính

Với sự lôi cuốn, sâu sắc, Tư duy tối ưu đã giúp chúng ta tiếp cận các nguyên tắc và quy trình tạo sự chuyển biến tích cực với kỹ thuật quản trị thời gian, đem đến cho chúng ta “cái la bàn” để chỉ ra điều gì là thực sự quan trọng trong cuộc đời.

 

PHẦN I

CHIẾC ĐỒNG HỒ VÀ CÁI LA BÀN

CHƯƠNG 1 – TIẾNG CHUÔNG CẢNH TỈNH

 

Chiếc đồng hồ tượng trưng cho sự cam kết, các lịch trình, mục tiêu, các hoạt động, tức những việc cụ thể chúng ta định làm và cách chúng ta quản lý thời gian.

 

Còn cái la bàn tượng trưng cho tầm nhìn, các giá trị, nguyên tắc, sứ mệnh, lương tâm, phương hướng, tức những điều chúng ta cho là quan trọng và cách chúng ta dẫn dắt cuộc đời mình.

 

Chúng ta không thể nào làm được tất cả những điều cần làm. Chúng ta đã dành hết tâm trí để leo chiếc thang danh vọng và để lại phía sau những mối quan hệ bị tan vỡ. Chúng ta mất thăng bằng, không đủ lòng tin để tìm giải pháp khác.

 

Đột nhiên, có một người thân ra đi vĩnh viễn, hay phát hiện đứa con trai vị thành niên của mình nghiện ma túy, hoặc công ty cắt giảm nhân lực, chúng ta mất việc làm. Khi có “những tiếng chuông cảnh tỉnh” như thế, chúng ta không có dịp thực sự đối đầu với những vấn đề rất quan trọng của cuộc sống; Vì chúng ta đã không bao giờ dừng lại để tự hỏi, điều gì chúng ta đang làm có thực sự là quan trọng nhất hay không.

 

Để quản trị thời gian, thế hệ thứ nhất sử dụng “các công cụ nhắc nhở”, bạn luôn mang theo bên mình bản liệt kê để khỏi quên việc định làm. Ở thế hệ thứ hai thì “lập kế hoạch và chuẩn bị” xác lập mục tiêu. Thế hệ thứ ba thì “lập kế hoạch, đặt ưu tiên và kiểm soát”. Rồi người ta nhận ra rằng, có sự khác biệt thực sự giữa điều người ta muốn và điều họ thực sự cần trong cuộc sống. Nhưng tất cả vẫn có khoảng cách giữa những điều thực sự quan trọng và cách họ sử dụng thời gian. Nên họ chẳng còn sự thanh thản trong lòng, sự thăng bằng trong cuộc sống. Chúng ta cần vượt lên trên quản trị thời gian để đến với sự lãnh đạo cuộc sống dựa trên mô thức của một cuộc sống có chất lượng.

 

CHƯƠNG 2 – THÓI QUEN KHẨN CẤP

 

Hai yếu tố chính thúc đẩy sự lựa chọn cách sử dụng thời gian của chúng ta là: tính khẩn cấp và tầm quan trọng của sự việc.

 

Tính khẩn cấp tạo ra cảm giác bị tress, chịu áp lực căng thẳng, kiệt sức. Nhưng đôi khi có cũng làm chúng ta cảm thấy hưng phấn, cảm thấy có ích, mình được đề cao, nó cho ta một sự mãn nguyện tức thì. Thế rồi, nó lôi kéo chúng ta tiếp tục, giữ nhịp điệu, quay cuồn trong sự bận rộn, làm việc quá sức.

 

Thói quen khẩn cấp là một hành vi tự hại mình, nó tạm thời lấp chỗ trống do các nhu cầu chưa được đáp ứng. Hằng ngày chúng ta chỉ tập trung chú ý cho sự việc có tính khẩn cấp mà thôi, nên nó có hại chẳng kém các thói nghiện ngập khác. Bản thân yếu tố khẩn cấp không phải là vấn đề, vấn đề là ở chỗ chúng ta đã để cho yếu tố khẩn cấp, chứ không phải là tầm quan trọng chi phối cuộc sống của chúng ta, chi phối nền văn hóa của chúng ta.

 

Bí quyết là phải biết nhìn nhận tất cả các hoạt động của chúng ta dưới góc độ của tầm quan trọng. Khi đó, chúng ta sẽ có thể lấy lại thời gian bị đánh mất do sự đánh lừa của tính khẩn cấp. Vì mức độ chi phối của tính khẩn cấp cũng chính là mức độ mất đi sự chi phối của tầm quan trọng của chúng ta.

....

DOWNLOAD TÓM TẮT

 

dư duy tối ưu

 

Người tóm tắt

Trần Phú An

www.nhuongquyenvietnam.com

1 người thích


Ông chủ Alibaba: "Nhỏ mới đẹp"