Cập nhật:  01/08/2016 02:09:40 (GMT+7)  In bài này

Tóm tắt sách: Quản lý khủng hoảng    

 

Tác phẩm: Crisis Management

Bản dịch: Quản lý khủng hoảng

Biên dịch: Bích Nga – Tấn Phước

                Phạm Ngọc Sáu First News

Nhà xuất bản Tổng hợp Tp. HCM

Sách gồm 172 trang.

 

Nội dung chính

Cuốn sách giải thích những vấn đề thiết yếu trong việc quản lý khủng hoảng đồng thời đưa ra những lời khuyên thiết thực để tiên đoán, giải quyết và khống chế những cuộc khủng hoảng ngoài dự kiến.

 

PHẦN 1 - Nhận diện những mối nguy hiểm tiềm tàng

Điều tồi tệ nào có thể xảy ra?

 

Nguồn gốc của những khủng hoảng tiềm tàng

Một vụ tai nạn là một thảm họa của hãng hàng không. Sản phẩm ôi thiu hoặc nhiễm độc là thảm họa của công ty chế biến thực phẩm. Khủng hoảng về lòng tin của khách hàng là thảm họa của công ty cung cấp dịch vụ tài chính…

Động đất, sóng thần, lốc xoáy, bão tuyết, lũ lụt, hỏa hoạn… thì không từ bất cứ một công ty, tổ chức nào.

Phá hoại của đối thủ cạnh tranh, những kẻ hacker phá hoại qua mạng, nhân viên tệ hại của công ty biển thủ hoặc làm nội gián… cũng là những thảm họa.

Ngoài ra, sự thăng trầm của các chu kỳ kinh tế cũng tạo ra những thời điểm vô cùng nguy hiểm đối với các công ty. Nghĩa là không thể thống kê hết những nguyên nhân gây ra thảm họa.

 

Nhận diện những khủng hoảng có khả năng xảy ra

Nhận diện những khủng hoảng tiềm năng là bước đầu tiên, sau đó là kiểm tra một cách hệ thống những căn nguyên có thể gây ra rắc rối trong tương lai. Phải có nhiều người cùng quan tâm vấn đề này vì người này có thể nhìn ra những hiểm họa tiềm tàng trong lúc người khác lại bỏ qua.

Để có thể xem xét một cách hệ thống các khả năng khủng hoảng, công ty nên tổ chức những cuộc thảo luận, vì những người được trang bị tốt nhất để phát hiện các tình huống gây khủng hoảng lại nằm ở các bộ phận vận hành, các phòng ban, các nhóm làm việc, chứ không phải ở những vị lãnh đạo.

Hãy đặt bản thân bạn vào vị trí kẻ phá hoại, bạn có thể nghĩ ra cách biển thủ công quỹ không? Tìm cách nào đó để làm phương hại đến khách hàng của công ty? Vì, nếu bạn nghĩ được những chuyện đó thì nhiều khả năng là ai đó cũng có thể nghĩ đến được.

 

Ưu tiên cho những khủng hoảng có khả năng xảy ra

Nếu không suy tính kỹ đến những rủi ro sẽ gặp phải, thì chúng ta có thể chỉ chú trọng đến những nguy cơ khó có thể xảy ra mà bỏ qua những nguy cơ thực sự sẽ ập đến.

Một phương pháp tránh được sai lầm này là sử dụng công thức toán học đơn giản gọi là giá trị có thể xảy ra:

                        E x X = giá trị có thể xảy ra

Để loại dần những rủi ro ít xảy ra, hãy thực hiện theo bốn bước: 1. Ước tính những tác động tiêu cực của mỗi rủi ro (E) có thể tính bằng tiền. 2. Quy khả năng xảy ra rủi ro theo phần trăm (X). 3. Nhân E với X để có giá trị có thể xảy ra. 4. Sắp xếp theo thứ tự danh sách theo giá trị và dự kiến các biện pháp phòng tránh cho từng mục.

Sử dụng bản giá trị này như một công cụ định lượng còn sau đó phải áp dụng việc đánh giá chất lượng để chọn ra những ưu tiên hàng đầu của bạn.

...

DOWNLOAD TÓM TẮT

 

quản lý khủng hoảng

 

Người tóm tắt

Trần Phú An

www.nhuongquyenvietnam.com

 

 

1 người thích


Ông chủ Alibaba: "Nhỏ mới đẹp"